6 CÁCH XỬ LÝ CHỐNG THẤM NHÀ XƯỞNG HIỆU QUẢ TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Để tránh việc nhà xưởng bị xuống cấp, hư hại do tác động của môi trường cần tiến hành chống thấm nhà xưởng thường xuyên. Việc xử lý chống thấm nhà xưởng còn đảm bảo nhà xưởng được vận hành tốt, đảm bảo năng suất hoạt động của doanh nghiệp luôn trong trạng thái được vận hành tốt nhất, tránh những gián đoạn trong quá trình sản xuất.

Nguyên nhân khiến nhà xưởng bị dột, thấm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhà xưởng bị dột, thấm do những tác động của yếu tố môi trường, do sử dụng lâu ngày. Cụ thể như:

-Bị dột do đinh bị rỉ sét, gia cố vít bị lỏng do quá trình sử dụng lâu ngày.

-Phần mái bị lủng do thời tiết.

-Các vị trí tiếp giáp không còn khớp do sử dụng lâu ngày.

-Vị trí tiếp giáp với khe tường bị dột

-Phần tôn bị đứt gãy do không được bảo trì hay thay mới dẫn đến bị dột nước.

5 cách xử lý chống thấm nhà xưởng hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Có thể xử lý chống thấm nhà xưởng hiệu quả, tiết kiệm chi phí bằng những cách như sau:

1.Thay mới và gia cố lại phần đinh vít

Bất kể công trình nào sau thời gian sử dụng lâu dài cần được bảo dưỡng, thay mới lại toàn bộ các chi tiết. Tránh để lâu ngày bị hoen gỉ, gây nên những dột, thấm trong nhà xưởng.

Một trong những cách chống thấm nhà xưởng chính là thay mới lại phần đinh vít.

Ngoài ra, có thể bắn keo hoặc dùng miếng dán chống dột để dán lại phần mái tôn bị dột ở những lỗ đinh lớn.

2.Xử lý phần mái tôn bị thủng trong quá trình sử dụng

Chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố thời tiết như nắng, mưa… phần mái tôn sử dụng lâu ngày sẽ không tránh khỏi bị thủng. Nếu lỗ thủng nhỏ có thể dùng keo hoặc xi măng để khắc phục. Kiểm tra xem lỗ thủng không to hơn ốc vít lạnh, bạn có thể gắn ốc vít lạnh vào rồi thực hiện bơm keo.

Đối với những tấm tôn bị hư hại nặng, không thể khắc phục để chống thấm nhà xưởng nên tiến hành thay mới. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo tuổi thọ sử dụng cao, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nhà xưởng.

3.Chống thấm nhà xưởng do yếu tố thời tiết

Về mùa mưa bão, nhà xưởng lợp mái tôn rất dễ bị ảnh hưởng và thấm dột. Việc vệ sinh mái và kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng kịp thời dẽ giảm thiểu tình trạng thấm dột nhà xưởng.

Cách làm này chỉ áp dụng với trường hợp mái tôn chưa bị lủng lỗ. Nếu mái tôn bị rỉ sét quá nặng, thủng… cần xử lý các lỗ thủng hoặc thay mới để đảm bảo hiệu quả chống thấm nhà xưởng lâu dài.

4.Chống thấm nhà xưởng ở các mối tiếp giáp

Phần tiếp giáp mái tôn nối với nhau rất dễ xảy ra hiện tượng thấm dột. Đặc biệt, sau một thời gian sử dụng lâu dài, ở vị trí tiếp giáp thường vênh, mục nát hay giãn rộng. Với trường hợp này, có thể dùng keo silicon bắn vào 2 mặt của điểm tiếp giáp rồi dùng đè lên cho đến khi phần keo đã khô hẳn.

Với những trường hợp khe tiếp giáp bị gỉ sét hoặc bị hở, có thể dùng phần tôn mới đặt chồng lên vị trí tiếp giáp rồi dùng đinh vít và keo để cố định lại.

5.Chống thấm nhà xưởng ở vị trí tiếp giáp khe tường

Ở vị trí tiếp giáp khe tường có thể sử dụng xi măng để đắp kín vị trí khe hở để nước mưa không chảy trực tiếp vào khe tiếp giáp.

Có thể dùng băng keo chống thấm để dán ở vị trí tiếp giáp giữa mái tôn và khe tường.

Có thể sử dụng vị trí tôn lá khổ và dùng đinh vít để gia cố vị trí tiếp giáp giúp chống thấm hiệu quả, lại đảm bảo độ vững chắc cho mái nhà xưởng.

6.Chống thấm ở vị trí tôn mái bị gãy sóng hoặc đọng nước

Với những vị trí bị tôn gãy, có thể sử dụng đinh vít để khoan vào phần nối sóng rồi dùng dây kẽm cột vào để đưa những chỗ bị biến dạng, gấp khúc về tình trạng ban đầu.

Có thể thực hiện thêm những biện pháp chống thấm nhà xưởng nếu đã có dấu hiệu thấm dột. Nên hạn chế việc dẫm đạp lên vị trí tôn, gây nên biến dạng.

Bình luận

Top