Tại sao cần cải tạo nhà xưởng?
Nhà xưởng có thời gian hoạt động và tuổi thọ nhất định, vậy nên trong suốt một thời gian dài sản xuất cùng những tác động của thời tiết như nắng, mưa, hóa chất… nhà xưởng sẽ dần xuống cấp. Để đảm bảo vận hành suôn sẻ, không gây gián đoạn đến sản xuất cần cải tạo nhà xưởng.
Để có kết quả cải tạo nhà xưởng tốt nhất, chủ doanh nghiệp cần trải qua các bước như sau:
– Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu sử dụng
Việc đánh giá tình trạng sử dụng hiện hữu và nhu cầu sử dụng thực tế của nhà xưởng giúp đưa ra phương pháp cải tạo nhà xưởng tốt nhất.
– Chú ý đến quy trình sản xuất, công năng thiết bị, nhà xưởng.
-Thời gian sử dụng sau khi cải tạo
-Ngân sách xây mới và ngân sách sửa chửa, cải tạo
-Độ thẩm mỹ, công năng sử dụng sau cải tạo.
-Tiến độ cải tạo nhà xưởng xem có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hay không.
-Có hoạt động sản xuất trong thời gian sửa chửa, cải tạo hay không. Nếu buộc phải gián đoạn thì thời gian tối đa là bao lâu.
Bước 2: Tìm đơn vị thi công chuyên nghiệp
Sau khi đã phân tích và nêu ra những bước chuẩn bị trên, cần tìm đơn vị thi công chuyên nghiệp. Nếu có thể, chúng ta có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá để lựa chọn đơn vị tư vấn khách quan dựa trên những gợi ý như:
-Có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, sửa chửa nhà xưởng.
-Quy trình làm việc chuyên nghiệp
-Có đội ngũ tư vấn rõ ràng, chính sách chăm sóc khách hàng tốt.
-Hiểu rõ vật liệu cho công trình.
Bước 3: Khảo sát hiện trạng nhà xưởng:
Sau khi đã lựa chọn được đơn vị tư vấn, cải tạo nhà xưởng cần tiến hành khảo sát hiện trạng nhà xưởng. Điều này nên thỏa thuận với đơn vị tư vấn về vi phạm công việc khảo sát.
Trong quá trình khảo sát, các đơn vị tư vấn cần lập đề cương cụ thể về công năng, kết cấu vật liệu đến các phương án đề xuất thông tin tránh những thiết sót trong quá trình cải tạo nhà xưởng.
Bước 4: Tìm hiểu về công năng, kết cấu chất lượng
Sau khi đã có những khảo sát về chất lượng, đơn vị tư vấn sẽ có những báo cáo sơ bộ về hiện trạng nhà xưởng cần sửa chữa. Có rất nhiều vấn đề cần được ghi lại và đi đến sự bàn bạc giữa các bên.
-Về công năng có đáp ứng được hay không.
-Về kết cấu, cần gia cố thay đổi kết cấu hiện tại hay không.
-Về vật liệu, cần thay mới hay gia cố từng phần hay không.
Bước 5: Về thẩm mỹ:
Sau khi đã đi đến những quyết định thống nhất về công năng, kết cấu cần tiến hành xem xét các phương án cải tạo nhà xưởng để điều chỉnh những phương án thiết kế.
Bước 6: Chi phí thực hiện:
Khi đã có phương án thiết kế sơ bộ sẽ tiến hành dự trù ngân sách, chi phí cải tạo nhà xưởng. Nếu ngân sách dự tính nằm ngoài khả năng cần đánh giá và tính toán lại phương án cải tạo nhà xưởng.
Bước 7: Chuẩn bị cải tạo nhà xưởng
Giai đoạn chuẩn bị này khá quan trọng. Có thể thực hiện theo các trình tự như sau:
-Thành lập tổ dự án hoặc người phụ trách tùy theo từng quy mô.
-Chọn phương án thiết kế tối ưu để lên ngân sách cụ thể.
-Đánh giá ảnh hưởng của việc cải tạo, sửa chửa nhà xưởng đến tình hình của hoạt động sản xuất và xây dựng các biện pháp cải thiện.
-Lựa chọn đơn vị thi công dựa vào các tiêu chí đánh giá.
-Phê duyệt biện pháp thi công, tiến độ thi công.
Bước 8: Thực hiện cải tạo nhà xưởng
Cần đảm bảo công tác thực hiện cải tạo nhà xưởng theo đúng kế hoạch đã nêu ra ban đầu. Trong quá trình cải tạo nhà xưởng sẽ có một chút thay đổi cần dựa vào gợi ý sau:
-Việc cải tạo, sửa chữa có sự thay đổi, cần có quy trình rõ ràng để quản lý tốt.
-Mọi sự thay đổi đều được đơn vị thi công báo cáo. Sau khi báo cáo phải tiến hành đánh giá xem sự thay đổi đó có được chấp thuận hay không.
-Trong quá trình thi công cần có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo thi công đúng yêu cầu. Dễ dàng phát sinh những thay đổi hay phát sinh nếu có.
Bước 9: Khi đưa vào sử dụng sẽ có những thay đổi, vậy nên cần duy trì nguồn lực để thi công, sửa chữa.
Bình luận